Bạn biết gì về Bộ Bài Fountain Tarot ?
Fountain Tarot được xem là bộ bài Sắc Sảo Và Mơ Hồ Thông Qua Thế Giới Hình Học khiến cho những ai yêu thích tarot đều muốn tìm hiểu sâu hơn về nó. Nếu bạn cũng là một trong số đó thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé. Sẽ vô cùng thú vị đấy.
Fountain Tarot là một bộ bài tarot gồm 79 lá được hình dung thông qua thế giới hình học, văn hóa mạng, nghệ thuật và tâm linh. Các nhà sáng tạo bộ bài nhắm đến việc nắm bắt những niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống và tôn vinh trạng thái ‘nhất thể’ thông qua những bức tranh sơn dầu của Jonathan Saiz.
- Tác giả: Jonathan Saiz, Jason Gruhl, Andi Todaro
- Bộ bài Tarot 79 lá
- NXB: Tự xuất bản
- Đánh giá: George Washington, Jr.
- Dịch: Saigon Mystic House
Đã có rất nhiều sự nỗ lực nhằm chắt lọc những hình ảnh Tarot đến trạng thái cốt lõi thiết yếu nhất của chúng, nhưng thông thường thì, kết quả không có gì khác hơn là sự đơn giản hóa quá mức – như the Fool là một người đàn ông đang bước đi, Temperence là một phụ nữ đang đổ một thứ chất lỏng giữa hai chiếc cốc, vân vân. Tuy bộ Fountain Tarot vẫn theo xu hướng này, nhưng đã khéo léo xoay sở để thực hiện điều đó một cách thành công. Những người sáng tạo bộ bài đã nghiên cứu rất nhiều bộ bài từ các thời kỳ khác nhau trước khi Jonathan Saiz vẽ nên những bức tranh sơn dầu với kích thước thực mà sau này được sử dụng trong những lá bài của bộ bài này. Những hình ảnh có chiều sâu ẩn chứa sau vẻ ngoài đơn giản được thể hiện qua bảng màu vừa gợi sự sắc sảo vừa tạo nét mơ hồ. Không khí bao trùm bộ bài gợi lên cảm giác huyền bí mà Pamela Colman Smith đã đạt tới trong bộ bài Rider-Waite Tarot gốc đồng thời vẫn tránh đi vẻ hào nhoáng của thời hiện đại.
Tuy ban đầu chỉ là một dự án KickStarter (một cổng gọi vốn cho các dự án khởi nghiệp), nhưng bộ bài vẫn đạt được chất lượng hàng đầu, với những đường viền bạc khác lạ, đây là một thay đổi ngoài mong đợi so với những đường viền cạnh bằng vàng phổ biến hơn, được đóng gói trong hộp bìa cứng với khóa từ, được chính cô Andi Todaro thiết kế. Cô Todaro cũng là người vẽ mặt sau rất hấp dẫn cho bộ bài; như trên trang web của bộ bài có đề cập đến, mặt sau của nhiều bộ bài khác thường có vẻ như là một ý tưởng đến muộn. Mặt sau của bộ Fountain Tarot lại giống như ý tưởng bắt nguồn từ những hình ảnh của chính bộ bài vậy.
Các bộ ẩn phụ và các lá bài Hoàng gia vẫn giữ nguyên tiêu chuẩn; sự khác biệt đáng kể nhất ở đây là sự hiện diện của lá bài “Fountain”, được biểu tượng hóa bởi đường lemniscate (hình học như hình số tám nằm ngang), thể hiện “sự thức tỉnh từ giấc mơ của sự tách biệt và bản sắc riêng”, “nhất thể”, và “kết thúc sự tìm kiếm”. Có một xu hướng là những bộ bài Tarot hiện nay thường có lá bài thứ 79, thường là một lá bài có tính chất hài hước; tuy nhiên, lá “Fountain” lại là một lá bài nghiêm túc đi cùng với tinh thần chung của phần còn lại của bộ bài, và đây sẽ là phần có giá trị trong việc giải bài nếu nó xuất hiện.
Bộ bài có một quyển sách giải nghĩa do Jason Gruhl biên soạn, tuy nhiên, do kích cỡ của quyển sách phải nhỏ vừa đủ để vừa vặn với hộp đựng, nên nó thiên về tính chất khơi gợi nhiều hơn là lời giải thích chi tiết. (Có nhiều thông tin hơn trên trang web của nhóm tác giả bộ bài). Bất cứ ai đã quen thuộc với ý nghĩa của bộ bài chuẩn Rider-Waite Smith sẽ không gặp rắc rối gì với bộ bài này. Tuy nhiên, những người đang tìm kiếm một bộ bài nhiều-chi-tiết như bộ Medieval Scapini sẽ được khuyến nghị nên tìm một bộ khác, nhưng bộ Fountain Tarot này vẫn là một bộ bài hấp dẫn và có sức thu hút với một tiềm năng rất lớn.
Nguồn: https://mystichouse.vn/cam-nhan-bo-bai-fountain-tarot/
Nhận xét
Đăng nhận xét